SKKN Một số biện pháp vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú trong học toán nhằm phát triển năng lực - Phẩm chất cho HS Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú trong học toán nhằm phát triển năng lực - Phẩm chất cho HS Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú trong học toán nhằm phát triển năng lực - Phẩm chất cho HS Lớp 3
Một số biện pháp vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú trong học toán nhằm phát triển NL-PC cho hs lớp 3 MỤC LỤC Trang I. Mở đầu........................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3 3.Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.............................................................3 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................3 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...............4 3. Các phương pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề......................................4 3.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơidạy học toán lớp 3..........................................4 3.2 Quy trình tổ chức trò chơi dạy học toán lớp 3 ...........................................4 3.3 Thiết kế trò chơi dạy học toán lớp 3...........................................................5 a. Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số................................................5 b. Trò chơi có nội dung đại lượng và đo đại lượng..........................................10 c. Trò chơi có nội dung hình học .....................................................................11 d. Trò chơi có nội dung yếu tố thống kê...........................................................13 e. Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kĩ năng giải toán............................................14 4. Hiệu quả thực nghiệm ..................................................................................15 III. Kết luận, kiến nghị...................................................................................15 1. Kết luận ........................................................................................................15 2. Kiến nghị ......................................................................................................16 3. Tài liệu tham khảo.18 Trang 1 "Một số biện pháp vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú trong học toán nhằm phát triển NL-PC cho HS lớp 3" nhằm nâng cao chất lượng môn Toán của lớp. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu thiết kế các trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ học nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 3. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học. - Ý nghĩa, tác dụng của các trò chơi toán học. - Hệ thống các trò chơi được sử dụng trong môn toán. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra, quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học:" Học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán". Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan điểm:“ Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với học sinh trường tiểu học. Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới, phát hiện ra kiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi học sinh nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình học toán ở Tiểu học, sử dụng trò chơi toán học có nhiều tác dụng như sau: Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, học sinh ham học và gây hứng thú trong học tập . Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến Trang 3 - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập) - Chương trình toán 3 được chia thành 5 mạch kiến thức: Số học và yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, các dạng toán giải. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 5 mạch kiến thức trên, nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức. - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kĩ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút ), thích hợp với môi trường học tập. - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 3. Tổ chức trò chơi không quá cầu kì, phức tạp. b. Nguyên tắc khai thác và thực hành - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, củng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học ( ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh). - Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh ( Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa) Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mĩ nhưng ít tốn kém. Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh để thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán lớp 3 và cách vận dụng trò chơi vào trong các tiết dạy. 3.2 Quy trình tổ chức trò chơi Trò chơi toán học thông qua 5 bước : * Giới thiệu tên trò chơi * Phổ biến luật chơi Trang 5 Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết : So sánh các số trong phạm vi 10 000 bài tập số 2 trang 101 . So sánh các số trong phạm vi 100 000 bài tập số 4 trang 147. Lưu ý: Đối với trò chơi Xếp hàng thứ tự này giáo viên có thể biến tấu và vận dụng qua các bài có nội dung phân tích một số dưới dạng tổng. Ví dụ: Khi dạy bài:" Các số có bốn chữ số trang 96." Trong hoạt động 1 bài mới hay bài tập 2 ở hoạt động 2. Phần chuẩn bị giáo viên chuẩn bị một số bộ thẻ từ ghi sẵn các số như: 1537 = 1000 + 500 + 30 + 7 - Chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5 em, nhóm trưởng lên nhận bộ thẻ của nhóm mình. Sau đó phát mỗi em một thẻ trong vòng 15 giây các em phải thực hiện đúng theo yêu cầu. Trò chơi thứ 2: Kết bạn * Mục đích chơi : - Rèn luyện, củng cố kĩ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ( số tròn chục, tròn trăm ). - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10 x15 cm; có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng. Ví dụ : Tiết 2: Cộng trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) bài tập số 1 trang 4. Nội dung ghi trong thẻ như sau : 300 + 400 500 + 40 700 - 300 300+60+7 700 - 400 700 367 300 100 + 20 + 4 400 124 540 * Thời gian: Từ 5 đến 7 phút. * Cách chơi : Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình. * Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “ Lặc cò cò cho cái giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò ”Khi giáo viên hô “ Tìm bạn! Tìm bạn !” Các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được 10 bông hoa. Bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi. Trang 7 Trong trường hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào kết quả đúng, trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc. Trò chơi có thể áp dụng cho bài 1 trang 38 SGK. Giáo viên sử dụng trong hoạt động củng cố giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Trò chơi thứ 4: Phân tích số * Mục đích chơi : - Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp. - Rèn tác phong nhanh nhẹn hợp tác với nhau trong khi làm việc. * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy rô ki có nội dung ghi giống nhau. Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: .. = 1000 + 900 +50 +2 ..........= 9000 + 900 + 90 + 9 7550 = ....... + ..... + ........ 1095 = ........................ .......... = 9000 + 100 + 50 + 2 9009 = 9000 + ..... 7050 = ....... + ..... + ........ 8100 = 8000 + ....... ..........= 8000 + 1 ..........= 7000 + 500 7000+500+50 1952 9999 9152 100 00 1000+90+5 7000+50 8001 9 7500 00 * Thời gian chơi: 3 – 5 phút * Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi (5-10 em ), các em còn lại cỗ vũ cho đội mình . Hai đội xếp thành hai hàng dọc. Đội trưởng nhận và phát cho mỗi bạn trong đội mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung trên bảng. Các em tự đọc, quan sát so sánh tìm vị trí số mình cần điền (1phút đến 2 phút). Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu từng bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền .Cứ thế tiếp tục cho điền hết. Học sinh dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê số bông hoa. Mỗi kết quả đúng ghi bông hoa. Đội nào nhiều bông hoa sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng. Trò chơi được sử dụng ở tiết các số có bốn chữ số (tiếp theo) bài tập 2 trang 96, vận dụng ở tiết ôn tập các số đến 100 000 bài số 3 trang 169 SGK .) Trò chơi thứ 5: Giải đáp nhanh * Mục đích chơi: Luyện kĩ năng tính nhẩm các phép tính nhẩm cộng trừ (tròn chục), nhân chia trong bảng. * Thời gian chơi: 5 đến 7 phút. Trang 9 + Trò chơi có thể sử dụng ở tiết 7: Ôn tập các bảng nhân, nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. Tùy theo trình độ, đối tượng học sinh, giáo viên có thể thay đổi nội dung đã ghi trong tấm bìa. Trò chơi thứ 7: Tìm ngôi sao sáng * Mục đích chơi: Củng cố về nhận biết giá trị các số La Mã. Tạo hứng thú học tập, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy. * Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị mỗi em 5 que tính. * Thời gian chơi: 3 đến 5 phút. * Cách chơi: + Chơi thi đua giữa các cá nhân. + Các em đặt que tính lên bàn, khi giáo viên nêu lệnh học sinh thi nhau xếp xem ai làm nhanh nhất. Ví dụ: Trò chơi được sử dụng trong tiết 119: Luyện tập (Thay cho bài tập 4 – trang 122 SGK ) - Giáo viên nêu lệnh: Hãy dùng 5 que tính xếp thành số mười bốn. XIV Giáo viên nêu tiếp: Nhấc 1 que diêm xếp lại để được số mười sáu. XIV XVI Tiến hành tương tự: Xếp 5 que diêm thành số mười chín. Nhấc 1 que diêm xếp lại thành số hai mốt. XIX XXI b. Trò chơi có nội dung về đại lượng và đo đại lượng Trò chơi 1: Trổ tài mua sắm * Mục đích chơi : - Giúp người chơi nắm vững kĩ năng tính toán 4 phép tính, nắm vững một số đơn vị tiền Việt Nam . - Biết ứng dụng để trao đổi hàng hoá khi cần thiết. Biết một vài nguyên tắc tối thiểu khi trao đổi . * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị cho hai đội, mỗi đội: 30 000 đồng gồm các loại tiền: 500 đồng 6 tờ, 1000 đồng 7 tờ, 2000 đồng 5 tờ, 5000 đồng 2 tờ. Chuẩn bị một số đồ dùng học tập như: Nhãn vở 500 đồng/1 tập gồm 10 cái, thước kẻ 1000 đồng /1 cái, bảng đen 2500 đồng /1 cái, vở viết 2000 đồng/1 quyển, bút bi 1 000 đồng /1 cái, . Trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính đính vào các đồ vật, bày tất cả vào hai bàn cho hai đội. Phát cho hai đội mỗi đội một giỏ mây để đựng hàng mua sắm . Trang 11
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_van_dung_cac_hinh_thuc_to_chuc_day_hoc.docx